Read Time:9 Minute, 1 Second

Chắc hẳn có không ít chị em đã và đang gặp tình trạng da ngứa sau khi tắm đúng chứ? Nếu nhẹ nhàng thì tình trạng này có thể giảm sau vài giờ. Nhưng nếu thời gian dài mà không có dấu hiệu suy giảm thì khả năng cao là xuất hiện vấn đề về da liễu.

Dù không quá nghiêm trọng nhưng lâu ngày chúng sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống của bạn. Vì vậy, ngay khi có các biểu hiện bất thường từ cơ thể, đừng vội bỏ qua những thông tin mà chúng tôi mang đến ngày hôm nay nhé! Với những phương pháp tưởng chừng như đơn giản nhưng hiệu quả khiến bạn phải bất ngờ.

Da bị ngứa sau khi tắm là do đâu?

Tình trạng ngứa ngáy, khó chịu sau khi tắm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

Mất lớp dầu trên da

Trên bề mặt da có một lớp dầu tự nhiên. Chúng giúp giữ ẩm và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường. Tuy nhiên, nếu bạn tắm quá lâu, đặc biệt là tắm với nước nóng, xà phòng và nước sẽ làm lớp dầu này mất đi, khiến da trở nên khô và ngứa.

Do đó, cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng này là thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi lau khô cơ thể. Lưu ý đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi sử dụng. Vì một số loại kem dưỡng có chứa thành phần gây kích ứng. Từ đó làm cơn ngứa của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Bị ngứa sau khi tắm là do đâu?

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh dùng các loại kem dưỡng ẩm có chứa chất tạo mùi thơm, tinh dầu bạc hà và rượu. Đây đều là những thành phần có khả năng gây khô, kích ứng và ngứa da.

Bạn đang mắc bệnh chàm

Chàm là một căn bệnh da liễu gây ra các triệu chứng như viêm, khô, phát ban đỏ, nổi mụn nước và ngứa da. Đặc biệt, người bệnh thường cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu hơn sau khi tắm. Nguyên nhân là do lượng dầu tự nhiên trên da bị thiếu hụt. Do đó, nếu nguyên nhân gây ngứa là do bệnh chàm, bạn nên sử dụng các loại sản phẩm và chất liệu không gây kích ứng. Đồng thời thoa kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày để hạn chế tình trạng khô da.

Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp

Nhiều người thường thích sử dụng dầu gội có mùi thơm và sản phẩm chăm sóc tóc trong khi tắm. Tuy nhiên, chúng có thể là tác nhân kích hoạt phản ứng dị ứng, dẫn đến ngứa da. Và nhiều triệu chứng khác như mẩn đỏ, sưng da, tróc vảy,… Tình trạng này được gọi là viêm da tiếp xúc.

Theo các nhà nghiên cứu, thành phần tạo mùi thơm trong các sản phẩm chăm sóc da là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa da. Do đó, nếu tình trạng ngứa sau khi tắm vẫn tiếp diễn dù đã dưỡng ẩm kỹ càng. Bạn nên thử đổi sữa tắm và các sản phẩm chăm sóc da sang loại không chứa chất tạo mùi.

Dị ứng với bột giặt hoặc nước giặt quần áo

Các loại bột giặt, nước giặt hoặc nước xả vải có mùi thơm cũng có thể gây ra hiện tượng ngứa sau khi tắm. Đặc biệt là khi chúng được dùng để giặt khăn tắm. Quá trình lau khô người sẽ chuyển phần hương liệu còn sót lại trên khăn qua cơ thể. Từ đó có thể gây kích ứng và ngứa da. Thậm chí, đối với những người có làn da nhạy cảm, điều này có thể dẫn đến các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Chính vì thế, bạn nên giặt kỹ khăn tắm và quần áo, tránh để bột giặt lưu lại trên vải. Đồng thời, bạn cũng nên tránh dùng các sản phẩm giặt có chứa thành phần gây kích ứng và chất tạo mùi thơm.

Cơ thể bị dị ứng nước

Dị ứng nước (Aquagenic pruritus) là tình trạng tương đối hiếm gặp, gây nổi mề đay, ngứa ngáy, khó chịu khi cơ thể tiếp xúc với các nguồn nước quen thuộc như mồ hôi, nước mắt, nước mưa,… Bạn có thể bị ngứa da bất cứ khi nào tiếp xúc với nước như khi rửa tay hoặc tắm rửa.

Da bị ngứa sau khi tắm thì phải làm sao?

Bạn có thể giảm tình trạng ngứa sau khi tắm bằng các biện pháp đơn giản sau:

Không tắm với nước nóng và không tắm quá lâu

Theo các chuyên gia, tắm bằng nước mát thay vì nước nóng và không tắm quá lâu (trên 20 phút) là một trong những mẹo đơn giản nhất để tránh khô da. Từ đó làm giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy sau khi tắm.

Giảm tần suất tắm xuống còn 1 lần/ ngày

Tắm càng nhiều lần thì lượng dầu trên da càng dễ bị thất thoát. Do đó, các chuyên gia da liễu khuyên bạn nên giới hạn số lần tắm trong ngày. Người lớn và trẻ em chỉ nên tắm 1 lần mỗi ngày.

Không nên gãi vào bề mặt da tổn thương

Gãi ngứa có thể khiến da bị trầy xước, làm tình trạng ngứa ngáy trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên dùng khăn hoặc bọt biển chà xát lên vùng da bị ngứa. Mục đích là tránh kích ứng và gây tổn thương da.

Tình trạng kéo dài khiến bạn khó chịu

Dùng các sản phẩm không có chất tạo mùi hương và cồn

Sử dụng các loại mỹ phẩm, kem dưỡng ẩm, bột giặt, nước xả vải không chứa mùi hương và cồn là một trong các giải pháp cần thiết nhất cho người bị ngứa da sau khi tắm. Đặc biệt, người mắc bệnh chàm và các bệnh da liễu khác nên lựa chọn những loại sản phẩm dành riêng cho người có làn da nhạy cảm, dễ dị ứng.

Không dùng khăn khô lau mặt

Để tránh gây kích ứng da, không nên lau khô mặt bằng khăn. Bạn nên dùng tay vỗ nhẹ lên mặt sau mỗi lần rửa mặt.

Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm

Độ ẩm không khí thấp có thể khiến tình trạng khô da trở nên trầm trọng hơn. Do đó, nếu sống tại nơi có khí hậu khô lạnh, bạn nên sắm cho mình thiết bị cần thiết này.

Giặt sạch quần áo, khăn tắm, tránh bột giặt còn sót lại

Dư lượng bột giặt, nước xả vải còn sót lại trên khăn tắm và quần áo có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tắm xong bị ngứa. Chính vì thế, bạn nên giặt kỹ để hạn chế tối đa sự tích tụ của chúng trên sợi vải.

Không sử dụng các sản phẩm có chứa retinoid

Retinoid (bao gồm retinol, adapalene và tretinoin) có thể điều chỉnh sự phát triển của tế bào biểu mô, gây kích ứng và làm khô da. Do đó, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ, bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm chứa thành phần này.

Hạn chế dùng các sản phẩm có chứa axit alpha – hydroxy (AHA)

AHA là thành phần có thể gây bỏng hoặc ngứa ngáy trên da, đặc biệt là đối với các loại da khô và nhạy cảm. Để cải thiện tình trạng, bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần này.

Bổ sung nước cho cơ thể

Mất nước có thể khiến da bị khô và ngứa. Vì vậy, hãy đảm bảo bạn uống đủ 8 cốc nước (tương đương 2 lít) mỗi ngày cơ thể không bị mất nước.

Sử dụng kem chống ngứa

Bạn có thể sử dụng kem chống ngứa có chứa axit lactic để làm dịu ngứa. Pramoxine hydrochloride là một thành phần đầy hứa hẹn đáng tin cậy để giảm ngứa do da khô. Lưu ý rằng các loại kem không kê đơn được thiết kế để làm dịu các triệu chứng ngứa do viêm, như corticosteroid thường không có tác dụng giải quyết ngứa do da bị khô.

Sử dụng sản phẩm chăm sóc da an toàn

Giữ ẩm cho làn da của bạn trong khi nó vẫn còn ướt

Sử dụng kem dưỡng ẩm trong khi làn da của bạn chỉ hơi ẩm sẽ giúp khóa độ ẩm vào hàng rào bảo vệ da. Lựa chọn cho một loại kem dưỡng ẩm không gây dị ứng không mùi. Cân nhắc sử dụng một sản phẩm không chứa dầu nếu bạn có làn da dễ bị mụn trứng cá. Để có thêm lợi ích làm mát, hãy lưu trữ kem dưỡng ẩm của bạn trong tủ lạnh trước khi áp dụng nó.

Hãy xem xét các loại tinh dầu như một phần của thói quen tắm của bạn

Bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu để ngăn ngừa hoặc điều trị ngứa. Pha loãng bất kỳ loại tinh dầu mà bạn chọn. Dầu nên được pha loãng với một loại dầu mang êm dịu. Chẳng hạn như dầu hạnh nhân ngọt hoặc dầu jojoba, trước khi thoa lên vùng da bị kích thích. Bạc hà, hoa cúc, cây trà và hoa phong lữ đều có tác dụng làm dịu làn da khô, ngứa.

Có nên đến gặp bác sỹ không? Khi nào nên đi?

Thông thường, tình trạng tắm xong bị ngứa có thể được kiểm soát bằng các bước chăm sóc cơ bản nêu trên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hiện tượng ngứa da không bắt nguồn từ các vấn đề về da mà xuất phát từ các tổn thương thần kinh hoặc bệnh lý khác. Cơn ngứa do những nguyên nhân này thường có xu hướng khá dữ dội và kéo dài dai dẳng. Khi người bệnh gãi ngứa, tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí gây ra nhiễm trùng.

Ngoài ra, một số vấn đề sức khỏe tâm thần cũng có thể là tác nhân gây ngứa sau khi tắm như:

  • Trầm cảm
  • Lo âu
  • Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Do đó, khi nghi ngờ tình trạng ngứa là do các vấn đề trên gây ra, bạn cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám.

Tắm xong bị ngứa có thể được khắc phục một cách nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu cảm giác ngứa không thuyên giảm hoặc trở nên trầm trọng hơn, bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương pháp trị mụn lưng tại nhà Previous post Mụn lưng khiến bạn không tự tin, phải làm sao đây?
Bí quyết gọt vỏ bí ngô đỡ tốn công tốn sức cho các bà nội trợ Next post Bí quyết gọt vỏ bí ngô đỡ tốn công tốn sức cho các bà nội trợ