Read Time:9 Minute, 6 Second

Theo các chuyên gia y tế, các vấn đề về giấc ngủ ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là chứng khó ngủ không phải là hiếm. Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ của trẻ chủ yếu trong hầu hết thời gian trong ngày. Vì vậy, tình trạng trẻ khó ngủ là một biểu hiện bất thường về sức khỏe. Điều này đôi khi khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Để chia sẻ với các bậc cha mẹ về nỗi lo này, bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về tình trạng khó ngủ ở trẻ nhé!. Từ đó, bố mẹ sẽ cảm thấy an toàn hơn và biết cách giải quyết phù hợp.

Đôi nét tổng quan về tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ

Đôi nét tổng quan về tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ

Trẻ sơ sinh khó ngủ và thường xuyên quấy khóc luôn là điều mà rất nhiều phụ huynh trăn trở. Đồng thời, nhiều bậc cha mẹ cũng cảm thấy khá lo lắng. Một khi giấc ngủ không được đảm bảo về chất lượng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và tinh thần trong những ngày tháng đầu đời.

Giấc ngủ giữ vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Theo các chuyên gia, hầu hết những tế bào não phát triển mạnh nhất khi trẻ ngủ. Trong vòng 30 ngày đầu đời, các tế bào não đã phát triển đến 80% so với não của trẻ lúc 3 tháng tuổi.

Ngoài ra, bộ não của trẻ lúc 3 tuổi đã phát triển đến con số 80% so với não khi trưởng thành. Sự phát triển mạnh mẽ của các tế bào não chỉ diễn ra rất hiếm hoi trong đời. Do đó, ngủ đủ giấc trong những ngày tháng đầu đời có ý nghĩa rất quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh của trẻ sau này.

Chính vì vậy, khi trẻ sơ sinh khó ngủ, các bậc phụ huynh cần phải quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân gây khó ngủ thì bố mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám khi thật cần thiết. Mục đích là để giúp trẻ ngủ ngon, sự phát triển của não được thuận lợi hơn.

Giấc ngủ ở trẻ thú vị như thế nào?

Nắm bắt được những điều thú vị trong giấc ngủ của trẻ, bố mẹ sẽ hiểu rõ vì sao trẻ sơ sinh khó ngủ có những ảnh hưởng xấu khôn lường. Tùy thuộc vào đặc điểm thể chất của từng trẻ mà thời gian ngủ trong ngày sẽ thay đổi. Trung bình mỗi ngày, trẻ sơ sinh ngủ từ 18 đến 20 giờ. Có thể dao động từ 15 đến 21 giờ.

Thời gian trung bình cho mỗi giấc ngủ cũng rất thay đổi. Trung bình, trẻ sơ sinh ngủ từ 30 đến 180 phút cho mỗi giấc. Con số này có thể kéo dài đến tận 5 – 10 giờ cho một giấc ngủ. Theo nhiều ý kiến của các chuyên gia, đôi khi mẹ phải đánh thức bé dậy để cho bé bú.

Một số đặc điểm thú vị về giấc ngủ của trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Trẻ ngủ trung bình 4 – 5 giấc mỗi ngày.
  • Thời gian trẻ sơ sinh thức để bú dao động từ 30 đến 45 phút.
  • Một giấc ngủ của trẻ thông thường kéo dài trong khoảng 2 giờ 30 phút.
  • Mẹ nên bật đèn sáng hoặc kéo rèm cửa cho có ánh nắng khi trẻ thức. Đồng thời nên tắt đèn và che bớt nắng khi trẻ ngủ.
  • Chu kỳ thức – ngủ của trẻ chưa ổn định. Thế nên nếu thấy bé ngủ quá 2,5 giờ thì nên đánh thức trẻ dậy. Qua giai đoạn sơ sinh thì trẻ tự biết thức khi đói và ngủ khi no.

Những nguyên nhân làm cho trẻ sơ sinh khó ngủ

Những nguyên nhân làm cho trẻ sơ sinh khó ngủ

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ bao gồm:

Nguyên nhân sinh lý giấc ngủ

Trẻ sơ sinh cũng như loài người nói chung có hai loại giấc ngủ, đó là giấc ngủ REM và NON – REM. Ở trẻ sơ sinh, giấc ngủ NON – REM và giấc ngủ REM chiếm khoảng thời gian gần bằng nhau (tỷ lệ 50%). Trong khi ở người trưởng thành, giấc ngủ NON – REM chiếm đến 75% tổng số thời gian ngủ.

hơn người trưởng thành nên việc đánh thức trẻ cũng dễ dàng hơn. Chỉ cần một vài cử động nhẹ là trẻ đã có thể thức giấc hoàn toàn. Bên cạnh đó, nếu trẻ bú không đủ sữa cũng sẽ khiến trẻ khó ngủ.

Nguyên nhân bệnh lý

Các bệnh lý thuộc hệ hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, thần kinh,… đều có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ. Một số bệnh lý bẩm sinh cũng có thể làm trẻ khó ngủ. Tình trạng khó ngủ ấy sẽ ngày càng trầm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nếu không được điều trị kịp thời.

Một nguyên nhân khác nữa đó là do trẻ thiếu chất. Bởi vì mẹ không ăn uống đầy đủ dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. Chính vì vậy, khi trẻ bú sữa mẹ, trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Các chất bị thiếu làm cho trẻ khó ngủ bao gồm: Canxi, vitamin D, kẽm, sắt, đồng, selen, các acid amin,…

Những nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác thường gặp cũng làm cho trẻ sơ sinh khó ngủ bao gồm:

  • Trẻ khó chịu do mặc phải loại tã ẩm ướt, nóng nực.
  • Trẻ ngủ trong môi trường không thuận lợi như quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Bé bú không đủ lượng sữa cần thiết cho mỗi cử bú. Điều này làm cho trẻ đói và khó ngủ.
  • Bố mẹ không điều chỉnh ánh sáng thích hợp khi trẻ ngủ. Chẳng hạn như không che bớt ánh nắng, bật đèn quá sáng.
  • Phụ huynh không tạo không gian yên tĩnh khi trẻ ngủ. Chẳng hạn như nói chuyện to tiếng, bật nhạc quá lớn, không cho bé ngủ trong phòng kín yên tĩnh,…

Cách xử trí khi trẻ sơ sinh khó ngủ

Sau khi tìm hiểu về nguyên nhân gây khó ngủ ở trẻ, chắc hẳn các mẹ đã có câu trả lời: “Vì sao trẻ sơ sinh hay khó ngủ và quấy khóc?”. Vậy, mẹ nên làm gì để trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn? Dưới đây là một biện pháp mẹ có thể tham khảo:

Tập thói quen ngủ ngoan

Nếu trẻ sơ sinh thức quá lâu sẽ khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và khó đi vào giấc ngủ. Do đó, bạn nên nhận biết các dấu hiệu buồn ngủ của bé như: ngáp, kéo tai, mắt lim dim, chớp liên tục,… Khi bé có những dấu hiệu này, bạn nên đặt bé vào nôi hoặc giường và ru ngủ.

Tập cho trẻ cách phân biệt ngày đêm

Ngay từ khi trong bụng mẹ, nhiều trẻ đã có thói quen thức đêm. Đến khi sinh ra, thói quen này vẫn không thay đổi. Mặc dù đã quá khuya nhưng trẻ vẫn quấy khóc, không chịu ngủ  khiến mẹ rất mệt mỏi.

Để khắc phục tình trạng này, mẹ không nên để bé ngủ quá nhiều vào ban ngày. Khi trẻ còn thức, mẹ nên chơi với trẻ càng nhiều càng tốt. Lúc cho trẻ bú cữ, mẹ cũng nên nói chuyện và hát cho bé nghe.

Cách phòng tránh tình trạng khó ngủ ở trẻ sơ sinh

Để hạn chế tình trạng khó ngủ ở trẻ sơ sinh, bố mẹ nên:

  • Tập cho trẻ thói quen ngủ và thức vào những giờ nhất định trong ngày. Như thế sẽ giúp trẻ hình thành nên đồng hồ sinh học, tạo thuận lợi cho việc ngủ.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi. Chọn những loại tã khô thoáng, chất liệu thân thiện, không gây kích ứng da.
  • Cho trẻ ngủ trong môi trường có ánh sáng dịu nhẹ.
  • Tạo không gian có âm thanh êm đềm để giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn. Chẳng hạn như ru cho trẻ ngủ, bật nhạc trữ tình êm dịu.
  • Cho trẻ cầm nắm những đồ vật mà trẻ yêu thích trong khi ngủ. Mục đích là để tạo cho trẻ cảm giác an toàn, trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Tạo một không gian với nhiệt độ mát mẻ, tốt nhất là bật điều hòa trong khoảng từ 27 đến 29 độ C. Không để trẻ ngủ trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh.

Những điều mà bố mẹ không nên làm

Để trẻ có được giấc ngủ sinh lý thật ngon, bố mẹ nên tránh những việc làm sau đây:

  • Cho trẻ bú quá no trước khi ngủ.
  • Để cho trẻ vận động quá nhiều trước khi đi ngủ.
  • Lạm dụng võng, nôi điện sẽ khiến giấc ngủ của trẻ phụ thuộc vào những vật dụng này.
  • Sử dụng thuốc tùy tiện mà chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Chẳng hạn như thuốc kích thích thần kinh, thuốc ngủ.

Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh

Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh

Một nội dung quan trọng nữa là các bậc phụ huynh nên biết cách chăm sóc giấc ngủ cho trẻ. Những vấn đề mà bố mẹ cần lưu ý bao gồm:

  • Tập cách nhận biết dấu hiệu trẻ buồn ngủ. Chẳng hạn như: bé chớp mắt liên tục, lim dim, ngáp nhiều,…
  • Dạy bé phân biệt giữa ngày và đêm. Khi bé thức: vui đùa, trò chuyện với bé, tăng cường ánh sáng trong phòng. Khi bé ngủ: ru ngủ, bật nhạc êm dịu, giảm bớt ánh sáng chói mắt trẻ.
  • Dạy bé cách tự ngủ.
  • Nếu áp dụng đủ mọi cách mà bé vẫn khó ngủ, thời gian ngủ mỗi ngày không đảm bảo thì nên đưa bé đi khám ngay.

Nói chung, trẻ sơ sinh như một tờ giấy trắng. Bé sẽ ngủ ngoan nếu bố mẹ tập cho bé thói quen tốt, dạy bé cách ngủ đúng thời điểm. Giấc ngủ của bé không những quan trọng đối bé mà còn quan trọng đối với người mẹ. Nếu bé quấy khóc nhiều về đêm thì cũng sẽ khiến mẹ không ngủ đủ giấc. Từ đó, bạn sẽ không đủ sức khỏe để chăm sóc bé.

Chính vì những lý do trên, tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ cần phải được quan tâm. Mục đích là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giấc ngủ, cho sự phát triển toàn diện của bé. Đồng thời gìn giữ sức khỏe cho phụ huynh để bố mẹ có đủ năng lượng chăm sóc bé tốt hơn.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cách giúp trẻ an toàn đối với thú cưng trong gia đình Previous post Cách giúp trẻ an toàn đối với thú cưng trong gia đình
Những điều cha mẹ cần biết về việc ép trẻ ăn Next post Những điều cha mẹ cần biết về việc ép trẻ ăn