Read Time:3 Minute, 54 Second

Để cân bằng lại cuộc sống, giải tỏa áp lực, căng thẳng hay thỏa mãn sở thích khám phá đó đây, du lịch là cách được nhiều người lựa chọn. Tuy vậy, không phải ai cũng biết những cách bảo vệ sức khỏe khi du lịch để tận hưởng chuyến đi trọn vẹn nhất, hạn chế các rủi ro xuống mức thấp nhất có thể. Nếu bạn đang chuẩn bị có chuyến đi dài ngày đến các vùng đất mới mẻ ở trong nước và nước ngoài, bạn nên lưu tâm một số kinh nghiệm sau để bảo vệ sức khỏe bản thân trước, trong và sau chuyến đi.

Trước chuyến đi

Bạn nên lên kế hoạch trước vài tháng, nghiên cứu thông tin về các dịch bệnh đã hoặc có thể bùng phát. Và việc tiêm chủng cần thiết theo cảnh báo của cơ quan y tế. Việc chuẩn bị trước vài tháng giúp bạn có thể đăng ký một số loại vắc xin đặc biệt. Hoặc một số loại cần được tiêm trước vài tháng mới có thể phát huy tác dụng. Như vắc xin phòng bệnh sốt rét.

Bên cạnh đó, bạn cần tham gia một lớp học kỹ năng sơ cứu, kiểm tra các vấn đề sức khỏe cơ bản, mua bảo hiểm du lịch… Hãy chuẩn bị trước các vật dụng y tế cần thiết như bộ sơ cứu, thuốc kê theo đơn. Hoặc kim tiêm đã được diệt khuẩn nếu khu vực bạn đến không bảo đảm các điều kiện về y tế.

Trước khi đi

Ngoài những thuốc theo đơn dùng để điều trị tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Thì một số thuốc không kê đơn cần thiết khác cũng cần được chuẩn bị đầy đủ. Bao gồm: Thuốc chống say tàu xe, Thuốc cầm tiêu chảy, Thuốc kháng histamin (chống dị ứng), Thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol, Thuốc mỡ hay kem bôi ngoài da trị côn trùng/muỗi đốt, Thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi,…

Các vật dụng sơ cứu cơ bản như băng keo cá nhân, bông gạc, kéo… Song song đó, bạn cũng cần mang theo đầy đủ đơn thuốc và sao lưu chúng ra nhiều bản. Để tránh trường hợp bị thất lạc hành lý làm mất các thuốc mang theo. Nếu bạn đang sử dụng các thiết bị y tế hỗ trợ như máy tạo nhịp tim. Hãy mang theo giấy chứng nhận của bác sĩ để có thể trình bày với nhân viên an ninh tại sân bay.

Trong chuyến đi

Bệnh tiêu chảy là nguy cơ phổ biến nhất, vì vậy cần nhớ: Chỉ ăn thực phẩm đã được đun sôi. Tránh ăn salad và những loại hoa quả tươi không bóc vỏ. Chỉ ăn đồ ăn nóng, tránh các sản phẩm bơ sữa… Luôn đun sôi, lọc nước trước khi uống. Kiểm tra dấu niêm phong nước đóng chai đề phòng trường hợp bị làm giả.

Hãy chống muỗi đốt để đề phòng sốt rét bằng cách mặc áo dài tay và quần dài. Xịt thuốc chống muỗi cho vùng da hở. Khi đi ngủ, hãy sử dụng màn chống muỗi đã được xử lý bởi thuốc diệt côn trùng. Ngoài ra, cần lưu ý đến các động vật ký sinh như giun, sâu, sán… Có thể bị truyền qua thực phẩm, nước uống nhiễm bẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với da. Bạn phải luôn đi giày dép. Tránh bơi ở khu vực sông, hồ tự nhiên, chỉ bơi ở biển hoặc bể bơi được khử trùng.

Trong khi đi

Bạn cũng cần lưu ý đến những rủi ro khác như cháy nắng, phồng rộp, nhiễm độc, bị côn trùng đốt. Hay các vấn đề liên quan tới nhiệt độ như say nắng, mất nước hoặc giảm nhiệt…

Một bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch đó là hãy nếm thử ít một những món ăn hay thức uống “độc lạ”. Của những người dân địa phương mà trước đây bạn chưa bao giờ nhìn thấy hay thử qua. Nếu như hợp khẩu vị, bạn cũng không nên ăn quá nhiều. Vì thực phẩm lạ có thể khiến đường ruột bạn chưa kịp “thích nghi” khiến đầy bụng, khó tiêu. Hoặc phản ứng lại bằng tăng nhu động để đào thải chúng ra ngoài.

Sau khi đi

Sau chuyến đi

Bạn nên gặp bác sĩ khi trở về nếu bị sốt, cúm. Hoặc các triệu chứng ít gặp khác trong vòng một năm trở lại. Nhằm tìm ra những căn bệnh có thể bị ủ trong thời gian dài. Hãy kể với bác sĩ về lịch trình của mình để có thể tìm ra nguồn gốc bệnh sớm nhất.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous post “Bỏ túi” kỹ năng xác định phương hướng khi leo núi
Next post Nữ TikToker bày cách kiểm tra độ an toàn mỗi khi ở khách sạn