Read Time:7 Minute, 35 Second

Đối với nhiều gia đình có thói quen nuôi thú cưng trong gia đình. Những con thú cưng này có thể được tìm thấy trong nhiều ngôi nhà ở các thành phố và các vùng quê. Tuy nhiên, khi bạn nuôi thú cưng ở nhà, trẻ sẽ gặp nhiều vấn đề liên quan như dị ứng, các loại bệnh nhiễm trùng nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Thông tin sau đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu cách chọn thú cưng phù hợp. Ngoài ra, một phần rất quan trọng là bạn có thể ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh từ động vật sang cho trẻ.

Chọn thú cưng an toàn

Chọn thú cưng an toàn

Nuôi thú cưng trong nhà sẽ giúp trẻ có những kỉ niệm tuyệt vời. Việc này có thể dạy cho trẻ về trách nhiệm và tình yêu động vật. Đối với một số người, thú cưng thậm chí có thể giảm căng thẳng. Tuy nhiên, bạn nên chọn thú cưng một cách cẩn thận. Đặc biệt nếu bạn có con nhỏ. Bạn có thể tham khảo những lời khuyên sau đây khi chọn thú cưng.

Xem xét tuổi và sự trưởng thành của con bạn

Một số vật nuôi như chó hoặc mèo, bạn cần chăm sóc chúng hàng ngày. Chúng phải được cho ăn, tắm rửa, dọn dẹp vệ sinh hay đi dạo. Những con vật khác như cá, chim … thường không đòi hỏi quá nhiều sự chăm sóc. Vì thế, chúng có thể là một lựa chọn tốt cho trẻ nhỏ khi bắt đầu tìm hiểu đến việc nuôi thú cưng.

Chọn thú cưng có tính cách tốt cho gia đình có trẻ em

Một số giống chó có xu hướng dịu dàng hơn với trẻ em. Trong khi các loài chó khác có thể khó đoán hơn về hành động của chúng. Điều này có thể gây nguy hiểm cho trẻ bất cứ lúc nào.

Tìm hiểu kĩ thông tin về vật nuôi

Nó sẽ lớn đến mức nào? Những điều gì liên quan đến việc chăm sóc thú cưng? Con bạn có bị dị ứng không? Chi phí chăm sóc thú cưng là bao nhiêu? Con bạn có thể chăm sóc thú cưng không? Nếu bạn nuôi nhiều loài khác nhau, chúng có dễ gây xung đột với nhau không? Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về những gì có liên quan đến việc chăm sóc thú cưng. Bạn có thể đến nhà sách, tìm kiếm thông tin trên Internet hoặc hỏi ý kiến Bác sĩ thú y về những vật nuôi tốt cho gia đình.

Hãy để sự lựa chọn thú cưng là một quyết định của các thành viên trong gia đình

Cùng nhau thảo luận về loại vật nuôi mà mỗi thành viên yêu thích và ai sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc nó. Cả bố mẹ và trẻ có thể đến các cửa hàng thú cưng để xem và đưa ra quyết định phù hợp với trẻ.

Mua hoặc nhận vật nuôi từ các cửa hàng có uy tín hay bạn bè đáng tin cậy

Nếu không, có thể bạn sẽ chăm sóc vật nuôi đang bị bệnh. Cần đảm bảo vật nuôi đó khỏe mạnh và đã tiêm chủng đầy đủ. Như vậy sẽ tránh lây bệnh cho mọi người trong gia đình, nhất là trẻ nhỏ.

Thú cưng và những bệnh nhiễm trùng

Thú cưng và những bệnh nhiễm trùng

Nhiễm trùng có thể lây từ vật nuôi sang người từ vết cắn, vết trầy xước, tiếp xúc với chất thải của động vật (phân, nước bọt) hoặc lông thú cưng. Ngoài ra, các loài kí sinh trên động vật như ve và bọ chét cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh cho người. Đôi khi một con vật không có những dấu hiệu đang bị bệnh. Điều đó không có nghĩa là nó không mang mầm bệnh.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất lây từ ​​động vật. Nguyên nhân là do trẻ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc giữ cho bàn tay sạch sẽ như những đứa trẻ lớn hơn. Ngoài ra, hệ thống miễn dịch của trẻ giai đoạn này vẫn đang trong quá trình phát triển. Vì vậy, nhiễm trùng có xu hướng xảy ra với mức độ nghiêm trọng hơn. Trẻ em có vấn đề về bất thường hệ miễn dịch cần đặc biệt cẩn thận với động vật. Hạn chế để trẻ tiếp xúc với chúng càng tốt.

Làm sao vẫn đảm bảo an toàn cho trẻ khi trong nhà có vật nuôi?

Hãy chắc chắn rằng mọi người trong gia đình đều rửa tay sau khi tiếp xúc mọi thứ liên quan đến vật nuôi. Tránh đùa giỡn với những hành động thô bạo khi chơi cùng thú cưng. Mục đích là để trẻ tránh bị trầy xước hoặc bị cắn.

Không cho phép vật nuôi đến gần nhà bếp hay bàn ăn. Ngoài ra, hãy nhắc nhở trẻ không cho vào miệng vật nuôi thức ăn bằng tay. Không chia sẻ đồ ăn của trẻ với vật nuôi. Không đưa tay vào miệng sau khi chạm vào vật nuôi.

Kiểm tra sức khỏe của thú cưng định kì cũng là một cách đảm bảo thú cưng của bạn được khỏe mạnh. Dạy con bạn không bao giờ nuôi thú cưng mà chúng không biết rõ nguồn gốc. Hoặc bất kỳ loài động vật hoang dã nào. Ngay cả khi các con vật tỏ ra thân thiện và dễ thương. Thực tế, những vật nuôi mà bạn đã tìm hiểu kĩ, bạn vẫn không thể đoán trước được chuyện nguy hiểm gì có thể xảy ra. Ví dụ, bạn nên dạy trẻ không bao giờ lấy thức ăn ra khỏi miệng của con chó nuôi trong nhà. Chó có thể xem với trẻ như một thành viên của bầy đàn. Chúng có thể rất hung dữ với những đứa trẻ mà chúng xem như đồng bọn hơn là chủ nhà.

Dạy trẻ cách chơi đùa với vật nuôi và xử lý khi bị tấn công

Không cho trẻ ở độ tuổi biết bò hay vừa biết đi tiếp xúc với vật nuôi vì ở độ tuổi còn nhỏ trẻ chưa đủ khả năng tự vệ dễ có khả năng bị tấn công. Hãy bình tĩnh đứng yên và thả lỏng tay khi một con vật đi tới và khụt khịt, ngửi chân trẻ. Giải thích cho trẻ rằng nếu trẻ chạy, con vật có thể nghĩ rằng trẻ đang giỡn và đuổi theo. Hãy tìm cách tránh vật nuôi đang gầm gừ, nhe răng hoặc bộ lông dựng đứng.

Không làm phiền khi con vật nó đang ngủ hoặc ăn. Hướng dẫn trẻ không bao giờ nhìn chằm chằm vào đôi mắt của vật nuôi, vì chúng có thể hiểu rằng trẻ đang đối đầu với nó. Hãy cuộn tròn như một quả bóng dùng tay che đầu và mặt trẻ nếu một con vật lạ lao vào tấn công. Với những bé lớn tuổi hơn, cha mẹ cần phải dặn dò con không được thò tay vào mồm chó, không được đùa nghịch thái quá (nhảy lên người, cấu véo hay trêu chọc khi chúng đang ăn, đang ngủ) khiến chúng nổi giận sẽ quay lại cắn bé. Từ 3,4 tuổi trở lên bé hoàn toàn ý thức được những lời răn dặn của cha mẹ, bạn hãy nói cho bé hiểu rằng nếu bị chó cắn sẽ nguy hiểm thế nào để bé biết tự bảo vệ

Lời khuyên về an toàn cho trẻ ở nơi công cộng

Lời khuyên về an toàn cho trẻ ở nơi công cộng

Trẻ em có thể tiếp xúc với động vật ở nhiều nơi công cộng như công viên, sở thú, trang trại, cửa hàng thú cưng, bể cá trong nhà hàng hoặc trường học…

Mặc dù những lần tiếp xúc này có thể là một cách tuyệt vời để trẻ tìm hiểu về động vật và thế giới xung quanh. Nhưng chúng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh và thương tích cho trẻ. Khi đưa con đi xem thú ở nơi công cộng, hãy đảm bảo:

  • Động vật ở trong lồng hoặc được giữ lại bằng dây xích mọi lúc.
  • Khu vực ăn uống không ở gần chỗ động vật.
  • Trẻ em được giám sát kĩ khi chơi cùng với động vật, đặc biệt nếu trẻ được phép chạm vào chúng. Luôn nhắc nhở trẻ phải rửa tay sau khi chạm vào động vật.
  • Thú cưng được xem như là một phần trong cuộc sống của nhiều tuổi thơ trẻ nhỏ. Sự quan tâm của cha mẹ rất cần thiết để giúp việc nuôi thú cưng trở thành một trải nghiệm đáng nhớ cho các thành viên trong gia đình. Đứa trẻ có thể học cách chăm sóc một con vật cũng như cách đối xử tử tế và ân cần. Điều này có thể được xem như một phương pháp giáo dục trong việc trẻ học cách đối xử với mọi người trong quá trình trưởng thành.
Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bật mí với các bậc cha mẹ lợi ích tuyệt vời của sữa non Previous post Bật mí với các bậc cha mẹ lợi ích tuyệt vời của sữa non
Bật mí các bậc cha mẹ giải quyết hiệu quả chứng khó ngủ ở trẻ sơ sinh Next post Bật mí các bậc cha mẹ giải quyết hiệu quả chứng khó ngủ ở trẻ sơ sinh