Read Time:4 Minute, 3 Second

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta không tránh khỏi những tình huống xấu xảy ra không mong muốn. Đi du lịch cũng vậy, hãy trang bị cho mình một số kỹ năng để kịp thời ứng phó hoặc hỗ trợ người gặp tai nạn để xử lý các nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra bất ngờ. Đây là điều cần thiết mà bất kỳ du khách nào cũng nên biết. Khi xử lý tốt các sự cố bất ngờ, bạn sẽ hạn chế tới mức thấp nhất các thiệt hại đáng tiếc, giúp chuyến du ngoạn thêm an toàn và vui vẻ hơn.

Tai nạn đuối nước

Tai nạn đuối nướcTai nạn đuối nước

Du khách có thể bị đuối nước khi tắm ở biển, ao, hồ. Nguyên nhân là do chuột rút hoặc gặp sóng lớn, vùng nước xoáy. Khi cứu người bị đuối nước, bạn cần nhanh chóng kéo tóc nạn nhân. Để đầu nhô lên khỏi mặt nước, tát thật mạnh để nạn nhân tỉnh lại. Sau đó, đưa nạn nhân vào bờ, tiến hành hô hấp nhân tạo cho đến khi mạch đập trở lại. Và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.

Tai nạn say nắng

Tai nạn say nắng

Những biểu hiện thường gặp khi say nắng là nhiệt độ cơ thể tăng tới 39 – 40oC. Da và môi khô rộp, tụt huyết áp, tiểu ít; nặng hơn có thể bị ngất và lên cơn co giật. Lúc này, bạn nên đưa người bị say nắng vào nơi râm mát. Nới rộng trang phục rồi dùng khăn ướt hoặc đá lạnh chườm lên trán, gáy, ngực, cánh tay… Sau đó, hãy cho họ uống nước muối loãng hoặc dung dịch Oresol để bù nước. Nếu họ vẫn hôn mê, cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất. Và tiếp tục chườm, bù dịch trong suốt đường đi.

Tai nạn rắn cắn

Nếu bạn đi leo núi hoặc trekking (đi bộ) xuyên rừng, hãy cẩn thận với nguy cơ bị rắn cắn. Khi gặp phải tình huống này, hãy bình tĩnh xác định đó là rắn lành hay rắn độc bằng cách nhìn vết răng. Nếu là rắn thường sẽ để lại vết hai hàm răng. Còn rắn độc sẽ chỉ có hai vết răng nanh cách nhau 5mm.

Khi đã xác định bị rắn độc cắn, người bị nạn cần được ngồi yên, rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch. Tiếp đó, dùng dao đã được tiệt trùng rạch một đường tại vết răng nanh rồi nặn ra ít máu. Cuối cùng, sát khuẩn bằng cồn 70 độ hoặc nước muối. Rồi băng vết thương lại và đưa người bị rắn cắn đến cơ sở y tế. Để kịp thời xử lý vết thương, tránh để nọc độc phát tác khắp cơ thể.

Tai nạn ong đốt

Tai nạn ong đốt

Triệu chứng thường gặp sau khi bị ong đốt là phù mặt, khó thở, đau buốt. Thậm chí liệt thần kinh, suy gan thận… Vì vậy, khi bị ong đốt, bạn cần nhanh chóng rửa vết thương rồi chườm lạnh. Sau đó đến cơ sở y tế để gắp vòi ong. Nếu bị nặng, bác sĩ có thể chỉ định lọc máu để cứu tính mạng. Hoặc tránh các di chứng cho nạn nhân.

Bất ngờ bị chấn thương

Chuột rút, trặc tay chân, té xe… là những tai nạn có thể xảy đến trên đường đi. Hãy tự đảm bảo an toàn cho bản thân bằng cách trang bị túi y tế cá nhân

Bất ngờ bị chấn thương

Hãy đi theo đoàn, hạn chế độc hành. Đi cùng một nhóm bạn để có thể dễ dàng hỗ trợ lẫn nhau. Nếu phải đi một mình thì nên cập nhật tình hình cho bạn bè, người thân tình hình. Để có thể được trợ giúp khi gặp tai nạn. Mang đầy đủ dụng cụ bảo hộ. Mang đầy đủ đồ nghề để tránh việc chấn thương: đồ bịt cùi chỏ, đầu gối, găng tay, mũ bảo hiểm…

Khi mất hộ chiếu

Đây là một sự cố khá nghiêm trọng vì nó ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động lưu trú, thực hiện các thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh… Vì vậy, để tránh những rắc rối trên, trước khi đi du lịch. Bạn nên photocopy nhiều bản sao giấy khai sinh và passport (có thị thực). Cất ở những nơi khác nhau trong hành lý, phòng khi hộ chiếu (bản chính) không tìm thấy.

Khi thất lạc hộ chiếu, bạn cần tìm cách báo ngay với cảnh sát sở tại (nơi bị mất). Để họ có thể giúp đỡ tìm kiếm. Mặt khác, bạn cũng nên liên hệ với sứ quán Việt Nam tại địa phương. Để được hướng dẫn cấp lại một số giấy tờ cần thiết. Để làm các thủ tục tại cửa khẩu và sân bay quốc tế.

 

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous post Những mẹo vặt hữu ích cho các tín đồ du lịch
Next post Mang laptop đi du lịch cần lưu ý điều gì?