Thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại thực phẩm mới nhằm đa dạng phong phú nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt là các loại thực phẩm dàng cho trẻ ăn dặm, điều này giúp các mẹ giải quyết được vấn đề làm đa dạng bữa ăn của các con. Gần đây, nhiều mẹ chọn cho con ăn dặm khoa học bằng những “siêu thực phẩm” để tiết kiệm thời gian. “Siêu thực phẩm” không chỉ có hàm lượng chất dinh dưỡng cao mà nó còn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau đây là một số loại “siêu thực phẩm” mẹ nên chọn cho bé ăn dặm.
“Siêu thực phẩm” là gì?
“Siêu thực phẩm” được ví von là những thực phẩm đặc biệt với hàm lượng hợp lý các vitamin, khoáng chất và các hoạt chất sinh học từ thực vật. Chính vì sở hữu nguồn dinh dưỡng vượt trội hơn so với các thực phẩm thông thường, nên các siêu thực phẩm sẽ có thể là một khởi đầu lý tưởng cho bé yêu trong hành trình ăn dặm.
Khi nào bé có thể ăn dặm cùng “Siêu thực phẩm”?
Nhìn chung, các món ăn được mệnh danh là “Siêu thực phẩm” chỉ phù hợp trong thực đơn ăn dặm của bé 6 tháng tuổi trở lên, khi được chế biến kỹ càng phù hợp với kỹ năng ăn uống của riêng mỗi bé. Các mẹ hãy nhớ rằng, không nên sử dụng các loại “Siêu thực phẩm” cho bé quá sớm khi chưa đủ 6 tháng, vì lúc này hệ tiêu hóa bé còn khá non nớt, chưa hoàn thiện khả năng tiêu hóa hoặc dung nạp những nguồn thức ăn mới mẻ.
Các loại thực phẩm được xem là “Siêu thực phẩm” rất tốt cho bé ăn dặm
Việc bổ sung các món ăn giàu dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm của bé hàng ngày rất quan trọng. Mẹ có thể tham khảo 5 loại thực phẩm được mệnh danh là “Siêu thực phẩm” dưới đây với nguồn dinh dưỡng dồi dào, hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa và phát triển não bộ của trẻ.
Yến mạch
Yến mạch giàu rất giàu beta-glucans. Chính vì vậy, thêm yến mạch trong thực đơn ăn dặm cho bé là cách mẹ giúp hệ thống miễn dịch của bé khoẻ mạnh hơn. Bổ sung yến mạch cho bé ăn dặm cũng giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả đó mẹ nhé. Mẹ lưu ý, yến mạch có kết cấu hơi thô nên cần được nấu nhuyễn để phù hợp cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.
Khoai lang Nhật
Ngọt mềm dễ ăn, giàu Vitamin và các khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch. Mẹ cũng nên thêm khoai lang Nhật trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Hầu hết các bé đều thích khoai lang hơn các loại rau khác. Vì vị ngọt tự nhiên của chúng. Khi nấu chín và nghiền nát, khoai lang sẽ tạo thành một khối nhuyễn mịn rất dễ ăn. Phù hợp cả cho những bé mới bắt đầu chuyển sang ăn dặm.
Bí đỏ
Không chỉ thơm ngon, bí đỏ còn là một “siêu thực phẩm” có hàm lượng đa dạng các dưỡng chất như beta-carotene; kali và các loại vitamin A, C, E, kẽm, canxi, chất xơ, sắt, protein… và đặc biệt giàu omega-3 giúp bé phát triển trí não. Mẹ có thể hấp hoặc luộc bí đỏ cho đến khi mềm. Sau đó xay nhuyễn cho đến khi mịn. Trong thực đơn ăn dặm của bé nhé.
Cải xoăn kale
Cải xoăn kale rất ít chất béo nhưng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như protein, vitamin A, vitamin C và vitamin K…và đặc biêt là chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt. Tuy nhiên, cải xoăn thường vị hơi đậm. Mẹ nên xay nhuyễn cùng nhiều loại trái cây khác để bé dễ dàng hợp tác và ăn ngon hơn.
Bông cải xanh
Bông cải xanh giàu chất xơ, folate, canxi và là nguồn cung cấp nguồn vitamin C cực kỳ giàu có. Rất tốt cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, bông cải xanh hơi có mùi nồng. Vì vậy tốt nhất mẹ có thể chế biến bông cải xanh cùng một số loại rau củ khác. Để hương vị món ăn cho bé trở nên thơm ngon nhé.
Mận khô
Loại thực phẩm tiếp theo được gọi là “mận khô”. Những loại trái cây khiêm tốn này nghe có vẻ không hấp dẫn. Nhưng chúng mềm, ngọt và đầy chất xơ. Em bé của bạn có thể bị táo bón khi chuyển sang thức ăn đặc. Vì đó là một thay đổi lớn đối với hệ thống của bé. Thêm mận khô xay nhuyễn vào chế độ ăn uống của trẻ để hỗ trợ tiêu hóa và giữ cho mọi thứ vận động.
Ý tưởng phục vụ bữa ăn cho trẻ: Dùng riêng mận khô xay nhuyễn hoặc trộn với các loại thực phẩm khác. Chẳng hạn như bột yến mạch, ngũ cốc hoặc nước sốt táo, để có món ngọt tự nhiên.
Đậu lăng
Đậu và các loại đậu khác là một trong những nguồn thực phẩm chứa nhiều protein và chất xơ. Nhưng không giống như các loại đậu lớn, đậu lăng nhỏ nấu thành một hỗn hợp sệt vừa đủ cho trẻ cắn. Chúng cũng là một trong những thực phẩm lành mạnh rẻ nhất mà bạn có thể sử dụng vào trong khẩu phần ăn của trẻ.
Ý tưởng phục vụ bữa ăn cho trẻ: Nấu chín cà rốt thái hạt lựu cùng với đậu lăng. Khi bé lớn hơn, hãy tăng gấp đôi các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Bằng cách hầm đậu lăng và rau bina.
Tin tức liên quan
Làm thế nào để nấu món ăn dinh dưỡng gà hầm hạt sen cho gia đình?
Gà là nguyên liệu nấu ăn thông thường sở hữu nhiều chất dinh dưỡng mà các bà nội trợ cực...
Trời lạnh, làm ấm người bằng bồ câu hầm thuốc bắc cực dinh dưỡng
Đã từ rất xưa mọi người đã thường dùng những vị thuốc để kết hợp nấu cùng những món ăn...
Đổi vị với canh dinh dưỡng gà hầm củ sen cho bữa ăn phong phú
Gà thì có muôn vàn cách làm khác nhau, mỗi cách chế biến và nguyên liệu mà nó kết hợp...
Dinh dưỡng tràn đầy cho bé bằng món ăn cháo thịt bò bí đỏ
Nếu ai ở nhà có con nhỏ sẽ hiểu cảm giác của một người mẹ, đó là lúc nào cũng...
Hướng dẫn nấu món canh dinh dưỡng khoai tây cà rốt xương hầm
Nước hầm xương chính là loại canh đặc biệt bổ dưỡng, những dưỡng chất có trong xương nếu được hầm...
Đổi vị cho bé với món cháo cá hồi đầy dinh dưỡng
Cá hồi là một loại cá biển cực kì giàu dưỡng chất có lợi cho cơ thể con người. Chẳng...
Average Rating