Read Time:3 Minute, 9 Second

Gia Lai – mảnh đất Tây Nguyên nắng gió với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ. Gia Lai thu hút rất nhiều khách du lịch với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ như Biển Hồ, cổng trời Mang Yang, đỉnh Hàm Rồng,… Nơi đây còn có lịch sử văn hóa dân tộc thiểu số lâu đời. Không còn nghi ngờ gì nữa, Gia Lai quả thực là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất Tây Nguyên. Cảnh đẹp, nhịp sống và con người của vùng đất này luôn có sức hấp dẫn và để lại dấu ấn khó phai mờ đối với những ai đã từng đặt chân đến. Cùng mình tìm hiểu khám phá suối đá tổ ong cực lạ.

Nên đến Gia Lai vào thời điểm nào trong năm?

Suối đá tổ ong cực lạ

Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa nên có độ ẩm cao. Lượng mưa lớn, thời tiết không có bão và không có sương muối. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa thường có mưa lớn vào buổi sáng hoặc cả ngày nên sẽ gây khó khăn cho việc di chuyển, đi lại.

Vì vậy, thời điểm cuối năm vào khoảng tháng 11 – 12 là khoảng thời gian thuận lợi cũng như phù hợp nhất. Bởi đây là lúc lúa chín vàng trên các nương đồi, hoa dã quỳ nở vàng rực các nẻo đường cũng làm cho núi rừng Tây Nguyên rực rỡ hơn. Đây cũng là khoảng thời gian mà người dân tộc tổ chức các lễ hội truyền thống của họ. Như: Lễ mừng lúa mới, lễ ăn cơm mới, liên hoan cồng chiêng, lễ hội cúng làng cuối năm hay lễ hội đâm trâu, lễ bỏ mả… Ngoài ra, cuối tháng 2 – tháng 3 là mùa hoa cà phê nở trắng trời Tây Nguyên. Rất phù hợp với những bạn trẻ ưa check-in hay khám phá thiên nhiên nữa đấy.

Xã Ia Phí trước khi đổ ra hồ chứa nước của Nhà máy thủy điện Ia Ly

Tổng quan về suối đá tổ ong

Khảo sát của ngành chuyên môn và UBND huyện Chư Păh cho thấy. Đây là suối đá Ia Ruai nằm trên địa phận thị trấn Ia Ly và xã Ia Phí, huyện Chư Păh. Dòng suối chảy qua nhiều làng thuộc thị trấn Ia Ly và xã Ia Phí trước khi đổ ra hồ chứa nước của Nhà máy thủy điện Ia Ly.

Tập trung nhiều và cao nhất ở hai điểm nằm cách nhau khoảng 30 mét

Trên đoạn đến làng Vân của thị trấn Ia Ly dài khoảng 1km, trồi lên một bãi đá lộ thiên. Tập trung nhiều và cao nhất ở hai điểm nằm cách nhau khoảng 30 mét. Hai bên dòng suối là các thanh đá hình lục lăng tương tự nhau. Được sắp đặt sát nhau thành những khối đá rộng lớn, rắn chắc như một khối đông đặc. Tương đồng với những khối đá tại Gành Đá Đĩa – di tích quốc gia đặc biệt ở tỉnh Phú Yên. Cộng đồng người dân tộc Jrai vùng này rất tự hào về con suối. Bãi đá cổ và mong muốn địa điểm này được bảo vệ.

Sở VH-TT&DL Gia Lai cho biết, đây là một địa điểm có tiềm năng du lịch. Có khả năng xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích của tỉnh Gia Lai. Cần được bảo vệ, giữ nguyên hiện trạng. Theo đó, Sở sẽ tiếp tục khảo sát để xây dựng kế hoạch về phát triển du lịch. Bổ sung danh mục kiểm kê và dự kiến lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích đối với địa điểm này trong thời gian tớ

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đảo là một trong những địa điểm tham quan thu hút rất nhiều khách du lịch vào mùa hè Previous post Địa điểm đến lý tưởng trong hè – đảo Phú Quốc
Chế độ dinh dưỡng hợp lý để trẻ giảm nguy cơ thừa cân béo phì Next post Chế độ dinh dưỡng hợp lý để trẻ giảm nguy cơ thừa cân béo phì