Theo các chuyên gia y tế, sốt mọc răng ở trẻ em là một trong những triệu chứng phổ biến nhất. Sốt do mọc răng tuy không nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Đôi khi, những cơn sốt kiểu này khiến nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng. Vậy bản chất của hiện tượng sốt do mọc răng là gì? Có nguy hiểm hay không? Làm thế nào để đối phó với nó một cách chính xác? Hãy cùng chúng tôi giải đáp về hiện tượng sốt mọc răng ở trẻ nhỏ qua bài viết dưới đây.
Khái niệm về hiện tượng trẻ sốt mọc răng
Trẻ sốt mọc răng là một hiện tượng sốt rất phổ biến ở trẻ em. Trong quá trình trẻ phát triển, hầu như tất cả bố mẹ thường có ấn tượng rất nhiều khi trẻ mọc răng. Dấu hiệu ấy là một niềm vui, báo hiệu sự phát triển của trẻ. Đồng thời, hiện tượng mọc răng đúng ngày tháng chứng tỏ bé đã được nuôi dưỡng đầy đủ chất. Đặc biệt là vitamin D và Canxi.
Tuy nhiên, quá trình mọc những chiếc răng không hề êm xuôi như chúng ta mong muốn. Bé sẽ xuất hiện những triệu chứng trước mọc răng như chảy nhiều nước bọt, giảm số lần bú sữa mẹ. Trong thời gian mọc răng, trẻ sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:
- Nóng sốt.
- Chảy nhiều nước bọt.
- Biếng bú, đôi khi bỏ bú.
- Quấy khóc, bứt rứt, khó chịu.
- Khó ngủ.
- Trằn trọc, thức giấc giữa đêm.
- Thích nhai, gặm những đồ vật xung quanh. Đặc biệt là những món đồ mà trẻ cầm trên tay.
Khi mọc răng, sức đề kháng của trẻ sẽ hơi bị suy yếu. Vì thế nên trẻ dễ bị một số bệnh nhất định. Chẳng hạn như nhiễm siêu vi, rối loạn tiêu hóa. Vào khoảng thời gian này hoặc sớm hơn, trẻ thường bị sốt nhẹ. Đôi khi kèm theo tình trạng đi tiêu phân lỏng mà ông bà ta quen gọi là “tướt mọc răng”.
Phân biệt trẻ sốt mọc răng và sốt do bệnh lý
Trẻ sốt do mọc răng
Trẻ sốt mọc răng thường không sốt cao, rất ít khi sốt trên 38,5 độ C. Đa số các trường hợp được ghi nhận là trẻ hơi hầm hầm, bứt rứt, khó chịu. Khi ấy, nếu quan sát kỹ thì bố mẹ có thể thấy những chiếc răng màu trắng hơi nhú lên. Trẻ thường bắt đầu mọc răng từ 6 tháng tuổi trở đi. Một số trường hợp bé mọc răng sớm hơn hoặc muộn hơn vài tháng thì vẫn là chuyện bình thường.
Khi bé mọc răng, bên cạnh triệu chứng sốt thì trẻ có thế xuất hiện những triệu chứng kèm theo như:
- Quấy khóc.
- Bú ít hơn.
- Có thói quen gặm những đồ vật xung quanh do bị ngứa nướu răng.
- Chảy nước bọt nhiều hơn.
- Trằn trọc, khó ngủ.
Trẻ sốt do bệnh lý
Trong trường hợp sốt không phải do mọc răng thì là sốt bệnh lý. Nguyên nhân gây sốt rất đa dạng, có thể bao gồm:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
- Viêm nhiễm vùng tai – mũi – họng.
- Tiêu chảy nhiễm trùng.
- Sốt phát ban.
- Nhiễm siêu vi.
- Sốt do dị ứng với thức ăn, với sữa bột.
- Nhiễm khuẩn huyết.
- Sốt chưa rõ nguyên nhân (sốt ở trẻ em).
Tình trạng sốt do bệnh lý khác với sốt do mọc răng
- Thường sốt trên 38 độ C, đôi khi sốt cao trên 38,5 độ C.
- Có thể kèm theo co giật do sốt cao.
- Trẻ lừ đừ, bỏ bú, lịm người, một số trường hợp tím tái.
- Phát ban trên da.
- Tiêu chảy phân có máu (khác với tiêu chảy do mọc răng là không có máu trong phân).
- Mặt hốc hác.
- Mắt trũng.
- Môi khô, lưỡi dơ.
- Nếp véo da mất chậm.
- Nhịp tim nhanh.
- Thở yếu.
Bé bị sốt do tiêm ngừa
Trẻ rất dễ bị sốt sau khi tiêm ngừa văc xin. Nguyên nhân là vì văc xin kích thích quá trình đáp ứng miễn dịch và dị ứng ở trẻ. Quá trình ấy sẽ tiết ra những chất gây sốt. Đa số các trường hợp sốt do văc xin đều là sốt nhẹ, không quá 38,5 độ C.
Trẻ sốt do vắc xin thông thường chỉ sốt trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi tiêm ngừa. Nếu tình trạng sốt cao hơn, kéo dài hơn, kèm theo co giật thì bạn nên đưa bé đi khám ngay nhé!
Chăm sóc trẻ sốt mọc răng như thế nào?
Có lẽ không ít bậc phụ huynh cảm thấy rất lo lắng khi trẻ bị sốt mà chưa biết sốt do nguyên nhân gì. Vì vậy, việc đầu tiên bố mẹ nên làm là đo thân nhiệt của bé. Đồng thời, bố mẹ hãy xác định xem trẻ có đang ở độ tuổi bắt đầu mọc răng hay không.
Xử trí sốt
Nếu xác định bé bị sốt do mọc răng thì bố mẹ hãy yên tâm và bình tĩnh để xử trí. Phần lớn các trường hợp trẻ sốt mọc răng, thân nhiệt của bé không vượt quá 38 độ C. Chính vì vậy, bạn hãy lau mát cho bé bằng khăn ẩm, nhúng vào nước ở 37 độ C (đo bằng nhiệt kế y tế).
Trong những trường hợp cơ địa bé dễ bị sốt cao, bố mẹ hãy xử trí khẩn cấp hơn. Chúng ta nên mua sẵn thuốc Paracetamol dạng gói bột dành cho trẻ em để dự trữ trong nhà. Mỗi khi trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên thì bạn có thể cho bé uống thuốc ngay mà chưa nhất thiết phải đưa đến bác sĩ. Liều dùng Paracetamol là từ 10 đến 15 mg cho mỗi kilogram cân nặng của trẻ.
Riêng trường hợp bé bị sốt cao kèm theo co giật, đây là một tình huống cấp cứu. Bố mẹ nên lấy cây đè lưỡi có quấn gòn hoặc gạc để chèn vào miệng bé. Mục đích là để bé không cắn lưỡi. Sau đó, bố mẹ nên đưa bé đi cấp cứu ngay để các bác sĩ xử trí kịp thời.
Những biện pháp hỗ trợ kèm theo
Khi bị sốt, cơ thể của trẻ sẽ bị mất nước kèm theo. Vì vậy, bố mẹ nên tăng cường bổ sung nước. Phương pháp chủ yếu là cho bé bú sữa nhiều hơn. Trẻ lớn hơn 6 tháng thí có thể cho uống thêm nước hoa quả hoặc dung dịch Oresol để bù nước cho bé. Lúc này, bạn cũng nên lau mát kết hợp để giúp bé hạ sốt nhanh hơn.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên cho bé mặc quần áo thoáng mát. Chọn những loại quần áo thấm hút mồ hôi để bé cảm thấy thoải mái và nhanh hết sốt. Không nên đắp mền hoặc quấn quá nhiều khăn vào người của bé. Như thế sẽ làm bé khó chịu và khó thở.
Bên cạnh đó, trong suốt thời gian bé mọc răng, bố mẹ cũng đừng quên vệ sinh răng miệng cho bé nhé! Bạn hãy dùng khăn mềm hoặc gạc lau sạch răng và miệng bé sau khi bú hoặc ăn xong. Có thể cho bé uống một ít nước ấm để tráng miệng sau mỗi cử bú.
Biện pháp giúp trẻ giảm đau nướu
Bố mẹ có thể xoa dịu sự đau ở nướu răng của bé bằng cách xoa bóp nướu. Bạn hãy dùng miếng gạc tiệt trùng quấn ở đầu ngón tay. Sau đó xoa nhẹ lên những nướu nơi những chiếc răng đang mọc.
Cách thứ hai là bạn hãy cho bé ngậm một đồ vật sạch. Lưu ý là đồ vật ấy phải mềm, không sắc nhọn, không chứa chất độc hại. Hiện nay trên thị trường có bán nhiều sản phẩm dành cho bé ngậm được sản xuất từ chất liệu cao su rất an toàn. Vì vậy, bạn hãy mua về, tốt hơn hết là để trong ngăn mát tủ lạnh và cho bé ngậm.
Nên làm gì khi trẻ sốt mọc răng?
Ngay khi bé có biểu hiện sốt, các bậc cha mẹ nên theo dõi, cặp nhiệt độ liên tục. Nếu trẻ sốt gần 38℃ là sốt vừa, trên 38℃ là sốt cao. Khi bị sốt mọc răng, bạn có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol, liều lượng theo cân nặng có sự hướng dẫn của y bác sĩ.
Nếu trẻ sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc. Nếu bé sốt cao hơn, đến 39℃ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần , vì khi sốt quá cao trẻ sẽ có dấu hiệu co giật toàn thân, thiếu oxy lên não, tổn thương tế bào thần kinh khiến bé rơi vào tình trạng hôn mê sâu hoặc tử vong. BS Thành lưu ý.
Ngoài việc cho uống thuốc, khi trẻ sốt mọc răng người chăm sóc trẻ hoặc cha mẹ có thể lau mát hạ sốt cho bé bằng nước ấm, tránh dùng nước quá lạnh hay nước quá nóng. Đồng thời nên mặc cho bé những bộ đồ rộng rãi thoải mái để nhiệt thoát ra. Tăng cường các bữa bú cho bé trong ngày. Nếu bé không bú được, cần vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Không phải tất cả những trường hợp trẻ sốt mọc răng đều an toàn. Đôi khi có những trường hợp trẻ sốt cao do cơ địa. Cũng có thể là sốt do mọc răng trùng lắp với một tình trạng nhiễm trùng nào đó ở trẻ.
Chính vì vậy, khi trẻ có những biểu hiện sau thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám nhanh nhất có thể:
- Sốt cao trên 39 độ C.
- Tím tái, thở yếu.
- Quấy khóc liên tục.
- Lừ đừ.
- Cơn sốt kéo dài trên 24 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ sốt đường uống.
- Co cứng, co giật.
- Phát ban kèm theo.
- Cổ co cứng.
- Nôn mửa kéo dài, nôn tất cả mọi thứ.
- Tiêu chảy phân máu.
Với những thông tin mà bái viết đã cung cấp, hy vọng bạn đọc nhất là các bậc phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn về hiện tượng trẻ sốt mọc răng. Từ đó, các bạn sẽ có hướng xử trí phù hợp khi trẻ bị sốt do mọc răng. Cũng như đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất trong những tình huống khẩn cấp.
Tin tức liên quan
Mẹo luộc đậu bắp giữ nguyên màu xanh, không bị nhớt
Đậu bắp là loại rau quả quen thuộc đối với người dân ta. Đậu bắp thường được dùng để nấu...
Lưu ngay mẹo rán trứng phồng, mịn cực ngon cho bữa cơm đơn giản
Trứng là thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe và có thể chế biến thành nhiều món khác nhau....
Mẹo giúp loại bỏ chất độc cho rau sạch để bữa ăn an toàn hơn
An toàn thực phẩm luôn là xu hướng được đa số các bà nội trợ cũng như mọi người quan...
Lưu ngay mẹo rán cá vừa ngon miệng, vừa đẹp mắt
Các món cá rán được nhiều người yêu thích, đặc biệt là trẻ em. Cá rán có độ giòn bên...
Mẹo lột vỏ cà chua cực nhanh cho bạn tiết kiệm thời gian làm bếp
Cà chua không chỉ ăn ngon mà nó còn được chứng minh là rất tốt cho sức khỏe. Khi ăn...
Bí quyết làm hành phi vừa vàng đẹp, vừa thơm ngon nức mũi
Ẩm thực Việt Nam là một bức tranh vô cùng đa dạng và phong phú. Có lẽ nét đặc sắc...
Average Rating