Read Time:6 Minute, 37 Second

Việc cho trẻ nhỏ làm quen với nước nóng vô cùng quan trọng nó giúp trẻ có cảm giác với nước nóng. Đối với trẻ nếu ngâm mình trong nước nóng vài giây sẽ gây bỏng nặng ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Những vết bỏng này sẽ để lại di chứng, gây đau đơn và sẹo đối với trẻ. Những tình trạng bỏng ở trẻ thường xảy ra với vòi tắm trong nhà tắm, phích nước trong nhà bếp. Để phòng ngừa tình trạng bỏng ở trẻ, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu những phương pháp giúp ngôi nhà của bạn an toàn đối với trẻ nhé!

Tổng quan về tình trạng trẻ bị bỏng nước nóng

Tổng quan về tình trạng trẻ bị bỏng nước nóng

Theo một báo cáo, trong năm 2016, có hơn 6000 trẻ em bị bỏng nước nóng đến mức phải điều trị tại đơn vị chuyên khoa bỏng. Bỏng do nước nóng gây ra nghiêm trọng không kém gì so với bỏng do nhiệt hay hóa chất. Quá trình bỏng cũng diễn ra nhanh chóng. Chỉ mất 1 giây để bỏng xảy ra ở nước nóng 70 độ. Và chỉ 6 giây khi nước nóng lên 60 độ.

Bỏng do vòi nước nóng chiếm khoảng 10% tổng số ca bỏng nước nóng ở trẻ em phải nhập viện. Các vết bỏng thường nghiêm trọng và gây tàn phế. Trẻ mới biết đi và trẻ mầm non là những đối tượng thường xuyên gặp phải nhất.

Trong 45% các trường hợp bị thương, trẻ không được giám sát. 80% các ngôi nhà được kiểm tra có nhiệt độ nước trong bồn tắm không an toàn, khoảng 54°C hoặc cao hơn. Điều này khiến những người thân trong nhà có nguy cơ bị bỏng toàn thân khi tiếp xúc với nước nóng trong 30 giây.

Những vết bỏng như vậy có thể được ngăn chặn bằng cách đơn giản là giảm nhiệt độ nước trong gia đình xuống dưới 49°C. Máy nước nóng hiện đại có thể được cài đặt sẵn ở nhiệt độ này khi bạn mua về. Các gia đình có thể được hướng dẫn cách giảm nhiệt độ trên các thiết bị hiện có.

Những phương pháp giúp trẻ được an toàn ở nhà

Vô tình rơi vào bồn nước nóng có thể làm bỏng phần lớn cơ thể của con bạn. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ cao nhất. Bởi vì trẻ không thể tự ra khỏi môi trường nước nóng mà không có sự trợ giúp. Da của trẻ cũng nhạy cảm hơn vì khá mỏng. Vậy nên cũng dễ bị bỏng.

Những phương pháp giúp trẻ được an toàn ở nhà

Dưới đây là một số cách để ngôi nhà của bạn được an toàn hơn cho trẻ:

Nước nóng trong phòng tắm

Bất cứ khi nào bạn bật nước từ vòi, luôn bật nước lạnh trước. Sau đó hãy thêm nước nóng vào cho đến khi bạn đạt được nhiệt độ an toàn mong muốn. Nếu bạn có cả vòi nước nóng và lạnh, hãy tắt vòi nước nóng trước. Hướng dẫn con bạn làm điều tương tự khi trẻ đến tuổi tự vệ sinh bản thân.

  • Luôn kiểm tra nước trước khi cho con bạn vào bồn tắm hoặc vòi hoa sen. Nước tắm nên ở khoảng 37,5°C. Nước phải ấm vừa, không quá nóng khi bạn kiểm tra bằng cổ tay hoặc khuỷu tay.
  • Không để trẻ nhỏ chạm vào công tắc mở vòi nước trong khi tắm. Đảm bảo rằng tất cả các vòi được gắn tên chính xác là nóng hoặc lạnh.
  • Không sử dụng máy xông hơi nước nóng. Thay vào đó, hãy sử dụng thiết bị phun sương làm mát.
  • Không bao giờ để con bạn một mình trong phòng tắm vì bất kỳ lý do gì. Trẻ có thể bị bỏng do nước nóng hoặc chết đuối.
  • Điều chỉnh bộ điều nhiệt trên máy nước nóng của bạn ở mức thấp hoặc không cao hơn 49°C. Nếu bạn không biết bộ điều nhiệt của máy nước nóng của mình ở đâu hoặc bạn không biết cách cài đặt nhiệt độ, hãy gọi cho công ty bảo trì để được hướng dẫn.
  • Đường ống dẫn nước nóng hay bộ tản nhiệt đều là những nguyên nhân phổ biến gây bỏng nước nóng. Che phủ bất kỳ đường ống nóng nào đặt ở nơi thấp bằng vật liệu cách nhiệt nếu có thể, đề phòng trẻ em ngã đập vào hoặc chạm vào chúng.

Nước nóng trong nhà bếp

Bỏng nước nóng cũng có thể xảy ra trong nhà bếp. Điều quan trọng nhất là không bao giờ để một nồi nước sôi mà không có sự giám sát. Bất cứ lúc nào trẻ cũng có thể tìm cách tiếp cận chúng. Nhất là ở những trẻ nhỏ chưa phân biệt được điều gì là nguy hiểm.

Xoay tay cầm của tất cả các nồi và chảo ra phía sau bếp để con bạn không thể với tới. Cách tốt nhất để tránh tai nạn là đặt con của bạn trên ghế cao hoặc nôi trong khi bạn nấu ăn.

Để thức ăn và chất lỏng nóng cách xa các cạnh bàn và kệ bếp. Không sử dụng khăn trải bàn vì trẻ nhỏ có thể kéo xuống. Đừng để bếp ở chế độ tự động khi bạn đang nấu.

Kiểm tra nhiệt độ thức ăn trước khi cho trẻ nhỏ ăn. Hãy cẩn thận với thức ăn hoặc chất lỏng được hâm nóng trong lò vi sóng. Điều này có thể làm thức ăn không được nóng đều. Không bao giờ hâm nóng bình sữa của trẻ trong lò vi sóng.

Để đồ uống nóng ngoài tầm với của trẻ. Nhất là cà phê hay sữa nóng. Khi xử lý chất lỏng hoặc thức ăn nóng, hãy kiểm tra xem con bạn đang ở đâu trước khi đổ thực phẩm. Bạn chắc chắn không muốn bị vấp hay té ngã và làm đổ bất cứ thứ gì nóng lên con bạn. Không bế trẻ khi đang ăn hoặc uống bất cứ thứ gì nóng.

Có nhiều biện pháp giúp cha mẹ có thể đảm bảo con mình được an toàn khi có nước nóng và ngăn ngừa thương tích nghiêm trọng xảy ra. Một số tổn thương có thể cải thiện. Tuy nhiên bỏng có thể để lại di chứng về sau do những vụ tai nạn thương tâm xảy ra hàng năm, cho thấy rằng cha mẹ cần phải nhận thức rõ hơn.

Việc cần làm ngay khi bé bị bỏng

Việc cần làm ngay khi bé bị bỏng

Việc đầu tiên và quan trọng nhất là chặn đứng tác hại của nhiệt. Ngay cả khi da không còn tiếp xúc với tác nhân gây bỏng, nhiệt tích tụ ở vết bỏng vẫn tiếp tục gây tổn thương sâu hơn. Làm nguội vết thương bằng nước mát sạch giúp giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm và giảm độ sâu của vết thương.

  • Tốt nhất là ngâm ngay phần bị bỏng của cơ thể vào nước mát sạch. Nếu không, bạn có thể dội nước mát sạch lên đó vài lần, hoặc cho nước vòi chảy lên. Không dùng nước đá lạnh để làm mát vì có thể gây tổn thương da.
  • Cắt bỏ toàn bộ phần áo quần che phủ vết bỏng, rồi lại dội thêm nước mát lên vết thương. Chú ý không cởi bỏ quần áo để tránh gây lột da vùng bỏng. Cũng không lộn áo qua đầu trẻ vì bạn có thể làm bé bị bỏng ở mặt.
  • Không bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng… lên vết bỏng để tránh làm gia tăng tổn thương.
  • Trấn an và cho bé dùng thuốc giảm đau (paracetamol) nếu cần.
  • Nhanh chóng làm mát vết bỏng bằng nước mát sạch trong vòng 20 phút là biện pháp quan trọng số một giúp giảm thiểu mức độ tổn thương.
Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cách giảm nỗi sợ uống thuốc hiệu quả cho trẻ em Previous post Cách giảm nỗi sợ uống thuốc hiệu quả cho trẻ em
Những quy tắc an toàn khi dạy trẻ đi xe đạp cha mẹ cần biết Next post Những quy tắc an toàn khi dạy trẻ đi xe đạp cha mẹ cần biết