Sò huyết là loại hải sản được biết đến nhờ vị ngon và rất giàu chất dinh dưỡng. Sò huyết có thể chế biến được nhiều món ăn rất ngon và đa dạng. Tuy nhiên với nhiều chị em, để có thể chọn những con sò tươi ngon nhất không phải là điều đơn giản. Đó là còn chưa kể đến quá trình sơ chế và bảo quản đúng cách để có thể loại bỏ cát, chất bẩn ở sò. Bên cạnh đó, chế biến như thế nào để giữ trọn vị ngon và các dưỡng chất cũng là điều làm khó rất nhiều người.
Với các món ăn hấp dẫn mà còn tốt cho sức khỏe cho người già hay trẻ nhỏ như cháo sò huyết, ngoài các khâu trên, khâu tách vỏ sò cũng đòi hỏi khá nhiều thời gian. Đừng lo lắng, xulinde.com sẽ hướng dẫn tất tần tật những mẹo rất hay, đảm bảo các bà nội trợ sẽ không còn e dè khi chế biến món sò huyết này nữa.
Những lưu ý khi chọn sò huyết
Bạn nên đi chợ sớm và mua những con sò có kích thước vừa phải, không quá to hay nhỏ. Bởi con nhỏ thịt sẽ rất ít lại dai còn con to dễ bị những người bán trộn lẫn sò gạo. Đây là loại sò tương đối giống sò huyết nhưng thịt không ngọt nên có giá rẻ hơn. Một đặc điểm để phân biệt nữa là sò gạo có miệng vỏ hơi méo và màu trắng hơn. Nếu dùng dao đâm vào thịt sò huyết sẽ chảy dịch màu đỏ như máu. Còn sò gạo màu của dịch nhạt hơn rất nhiều nên không bổ dưỡng và giá bán thấp.
Một điểm quan trọng nữa là người mua nên để ý miệng sò có thò ra ngoài không. Nếu dùng tay chạm vào lập tức vỏ khép miệng nhanh là những con tươi ngon. Với con khép kín miệng thì ngửi thử nếu không có mùi hôi hay khó chịu vẫn có thể chọn. Còn ngược lại nếu bốc mùi tanh hay lạ là sò bị chết không mua.
Sơ chế sò huyết
Do đặc tính sinh sống trong các môi trường dưới đáy biển nên vỏ sò bám rất nhiều bùn cát. Để làm sạch bạn cần ngâm trong vài tiếng với nước vo gạo, nước muối pha loãng… Sau đó dùng bàn chải chà xát vỏ dưới vòi nước chảy mạnh để loại bỏ hoàn toàn rong rêu bám.
- Dùng nước vo gạo: cách làm truyền thống được ông bà ngày xưa sử dụng rất nhiều. Bạn có thể sử dụng nước vo ở lần thứ 2-3 rồi thả sò huyết vào ngâm từ 1-2 tiếng. Sau khi vớt sò sẽ thấy dưới đáy thau rất nhiều sạn cát. Điều đó chứng tỏ chúng đã nhả sạch chất có trong miệng.
- Ngâm nước muối ớt: đây cũng là chất được nhiều người chọn để làm sạch ốc, nghêu hay sò. Vị mặn của muối và cay nồng của ớt sẽ kích thích sò mở miệng hô hấp. Với khoảng thời gian 1-2 tiếng là sò sạch cát.
- Sử dụng các vật liệu bằng kim loại như muỗng, đũa hay dao cũng rất hiệu quả. Nếu thời gian quá gấp, bạn có thể thêm vài lát ớt tươi. Chỉ với 30-60 phút, sò huyết sẽ thải ra chất bẩn bám trong miệng.
- Dùng dầu mè: cách làm khó tin nhưng đảm bảo hiệu quả 100% đấy. Cho sò huyết vào ngâm trong thau nước và thêm vài giọt dầu mè. Dầu nhẹ hơn nước nên sẽ nổi lên và tạo lớp màng không khí. Khi ấy sò bắt buộc phải há miệng ra để thở do môi trường đang thiếu oxy. Từ đó cát hay bất cứ chất bẩn nào cũng được nhả ra nhanh chóng.
Cách tách vỏ sò huyết nhanh
Với những món chỉ cần lấy thịt như nấu cháo hay nấu canh bắt buộc phải lấy thịt. Nhưng lớp vỏ cứng ấy khiến bạn gặp nhiều khó khăn và mất rất nhiều thời gian. Chính vì vậy, sau khi sơ chế, cho sò vào luộc sơ khoảng 1-2 phút. Vớt ra và dùng tay tách nhẹ ngay đường rãnh giữa miệng sò là được. Lưu ý không luộc quá lâu sẽ làm mất vị ngọt tự nhiên của sò huyết. Sau đó thực hiện các món ăn tràn đầy chất bổ dưỡng ngay thôi.
Cách bảo quản sò huyết tươi ngon
Với sò nguyên con nếu mua về mà bạn không dùng ngay thì sau bước sơ chế như trên. Tiến hành cho sò vào túi vải, thỉnh thoảng vảy nước vào để sò sống được khoảng 3 ngày. Và đừng quên kiểm tra nếu con nào há miệng thì loại bỏ ngay để không ảnh hưởng những con khác. Với sò đã tách lấy thịt nên dùng ngay để giữ trọn hương vị món ăn.
Những cách chế biến sò huyết
Cháo sò huyết, trứng muối: gạo tẻ ngon 200g, sò huyết tươi 500g, trứng vịt muối 1 quả, gừng, gia vị, hành, hạt tiêu đủ dùng. Sò huyết rửa sạch bùn đất, đun sôi nước rồi thả vào, ngâm 5 phút vớt ra, cạy lấy thịt. Sau đó ướp sò huyết với dầu, hành gia vị. Gạo tẻ thơm nấu nhừ thành cháo. Khi cháo chín cho trứng muối vào khuấy đều, đổ sò huyết vào nấu sôi là dùng được.
Sò huyết xào nui: nui 100g, sò huyết 100g, cà chua, nấm rơm, hành tây, gia vị đủ dùng. Nui luộc chín tới, ngâm nước lạnh, vớt ra trộn với 1 ít dầu ăn cho nui đỡ dính. Thịt sò huyết sốt cùng với cà chua, tỏi. Hành tây, cà chua, nấm rơm thái nhỏ. Phi thơm tỏi rồi đổ tất cả các thứ trên đun nhỏ lửa, cho thêm nước đến khi hỗn hợp hơi sệt thì cho sò huyết vào đảo cùng. Nên ăn món này lúc nóng.
Sò huyết sốt me: 1kg sò huyết, 50g me chín, đường, muối, tỏi, gia vị vừa đủ. Sò huyết rửa sạch, để ráo nước. Me chín cho vào đun với nước, bỏ hạt. Phi thơm tỏi rồi cho nước me, gia vị quấy đều, đun khoảng 5 phút. Thịt sò đã hấp, phi hành tỏi, xào to lửa, rồi đổ nước sốt có me vào đun khoảng 5 phút là được.
Sò huyết sẽ là thực phẩm có thể chế biến vô vàn món ăn với vị cực thu hút. Không chỉ ngon mà còn bổ và an toàn với cơ thể khi thực hiện theo những bí quyết trên. Chắc chắn ai cũng tự tin tự tay vào bếp và trở thành những người nội trợ tài ba.
Tin tức liên quan
Mẹo luộc đậu bắp giữ nguyên màu xanh, không bị nhớt
Đậu bắp là loại rau quả quen thuộc đối với người dân ta. Đậu bắp thường được dùng để nấu...
Lưu ngay mẹo rán trứng phồng, mịn cực ngon cho bữa cơm đơn giản
Trứng là thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe và có thể chế biến thành nhiều món khác nhau....
Mẹo giúp loại bỏ chất độc cho rau sạch để bữa ăn an toàn hơn
An toàn thực phẩm luôn là xu hướng được đa số các bà nội trợ cũng như mọi người quan...
Lưu ngay mẹo rán cá vừa ngon miệng, vừa đẹp mắt
Các món cá rán được nhiều người yêu thích, đặc biệt là trẻ em. Cá rán có độ giòn bên...
Mẹo lột vỏ cà chua cực nhanh cho bạn tiết kiệm thời gian làm bếp
Cà chua không chỉ ăn ngon mà nó còn được chứng minh là rất tốt cho sức khỏe. Khi ăn...
Bí quyết làm hành phi vừa vàng đẹp, vừa thơm ngon nức mũi
Ẩm thực Việt Nam là một bức tranh vô cùng đa dạng và phong phú. Có lẽ nét đặc sắc...
Average Rating