Bạn đã từng nghe đến phương pháp chải da khô bao giờ chưa? Đây có lẽ là thuật ngữ còn khá mới lạ với nhiều chị em, đặc biệt là những ai mới bắt đầu “công cuộc” làm đẹp. Thực chất đây là quá trình massage cơ thể nhẹ nhàng, giúp loại bỏ các tế bào da chết chỉ với một chiếc bàn chải khô.
Không chỉ có vậy, phương pháp này còn kích thích lưu thông máu khiến da dẻ trở nên hồng hào. Nếu bạn có thói quen tắm mỗi sáng thì chải da khô chắc chắn sẽ khiến bạn sảng khoái hơn và tràn trề năng lượng để bắt đầu ngày mới.
Để hiểu hơn về phương pháp này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bây giờ nhé!
Phương pháp chải da khô là gì?
Bắt nguồn từ y học Ayurveda – y học cổ truyền Ấn Độ, chải da khô là phương pháp sử dụng một bàn chải khô chải nhẹ nhàng lên cơ thể theo hình tròn trước khi tắm. Thực hiện từ 3 đến 4 lần một tuần, da bạn sẽ được tẩy tế bào chết và trở nên mịn màng hơn. Bên cạnh đó, quá trình massage cơ thể này còn giúp tuần hoàn máu và bạch huyết, thải độc cho cơ thể. Đồng thời chúng còn làm giảm mỡ dưới da. Tuy chưa có bằng chứng khoa học về hiệu quả thải độc, nhiều tín đồ chăm sóc da đã thử và nhận thấy kết quả rõ rệt.
Chải da khô mang lại lợi ích gì cho da?
Cải thiện làn da mịn màng
Một hiệu quả chắc chắn của chải da khô là tẩy tế bào chết. Da bạn sẽ mịn màng và bóng mượt hơn. Tuy nhiên, phương pháp tẩy tế bào chết nào cũng sẽ lấy đi lượng dầu tự nhiên trên da. Chúng có thể khiến cho làn da khô hơn. Vì vậy, sau khi chải da khô và tắm, bạn cần dưỡng ẩm cho da kỹ càng.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phương pháp chải da khô có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Nếu da bạn nhạy cảm do nội tiết tố (như sau khi sinh hoặc trước khi sinh, mãn kinh, hoặc đang uống thuốc dị ứng) hoặc da bạn dễ kích ứng, nhiễm trùng, thì có lẽ bạn không nên thử chải da khô.
Lưu thông mạch máu
Về tuần hoàn bạch huyết, bác sĩ Raja Sivamani – chuyên ngành y học Ayurvedic cho rằng chải da khô thực sự có tác dụng. Vấn đề với bạch huyết là nó không có hệ thống bơm để tuần hoàn trong cơ thể (như máu được tuần hoàn nhờ hoạt động của tim). Vì thế, bạn cần phải tuần hoàn bạch huyết bằng cách vận động cơ thể như đi bộ thể dục, tập yoga hay chơi thể thao.
Nếu bạn ngồi quá nhiều hoặc có sẹo trong mô liên kết (fascia), bạch huyết có thể bị ứ đọng. Khi đó, cơ thể sẽ trì trệ trong hoạt động thải chất gây hại như thuốc trừ sâu trong thức ăn, chất gây ung thư trong khói thuốc, hoặc chất độc trong môi trường bị ô nhiễm. Lực ấn nhẹ từ hoạt động chải da khô sẽ giúp đẩy dòng bạch huyết di chuyển trong mạch máu. Chúng có tác dụng tương tự như hiệu quả của một liệu trình massage.
Giảm mỡ dưới da
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng chải da khô còn có tác dụng giảm mỡ dưới da. Chải da khô có thể tác động vào các mô liên kết. Mô liên kết là một mạng lưới chứa hệ thống bạch huyết và dây thần kinh. Khi các chất này ứ đọng trong mô liên kết, bề mặt da sẽ bị lồi lõm sần sùi.
Chải da khô như thế nào mới đúng?
Bạn nên chọn một loại bàn chải được làm từ sợi thực vật. Bạn cũng cần chú ý không sử dụng sợi tổng hợp. Vì loại sợi này có chứa chất hóa học, có hại cho da. Cán bàn chải nên dài để dễ dàng với tới những khu vực như phía sau lưng.
Hướng chải rất quan trọng với hiệu quả thải độc cho cơ thể. Bạn cần chú ý chải hướng về phía tim. Bắt đầu từ bàn chân và di chuyển dần lên trên. Đừng chải quá mạnh đến mức da bạn đỏ tấy và thô ráp.
Khi chải đến phần thân, ở những vị trí khó chải như bụng và ngực, hãy di chuyển bàn chải nhẹ nhàng theo vòng tròn. Đây là những nơi da nhạy cảm hơn nhiều. Do đó, bạn cần chải nhẹ hơn so với da chân và cánh tay.
Sau khi chải da và đi tắm, sử dụng dưỡng thể có tinh dầu bưởi hoặc cây bách. Tinh dầu bưởi và cây bách là hai loại dầu hỗ trợ tuần hoàn và chuyển động của bạch huyết. Tinh chất từ cây bách là một chất giải độc giúp loại bỏ độc tố và dầu bưởi dễ ngấm vào hệ thống bạch huyết, kích thích tuần hoàn và giải độc.
Các hạn chế khi dùng bàn chải khô
Phương pháp chà da khô thường khá an toàn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý một số rủi ro và hạn chế sau đây trước khi thực hiện.
Kích ứng da: Một tác dụng phụ thường thấy khi chà da khô với bàn chải là kích ứng da. Đây là tác dụng phụ xảy ra khi bạn chà da quá mạnh, quá thường xuyên hoặc khi da bạn rất nhạy cảm. Da có thể hơi hồng hơn sau một lần chà da khô. Nhưng thường sẽ không bị đỏ, trầy xước, nóng rát hay châm chích. Nếu có những cảm giác khó chịu này, bạn cần điều chỉnh cách dùng bàn chải khô.
Khô da: Da có thể bị khô sau khi bạn dùng bàn chải khô. Bạn nên dùng thêm kem dưỡng ẩm sau khi chà da để cải thiện tình trạng này.
Không phù hợp với một số người: Bạn không nên thực hiện phương pháp chà da khô nếu bị chàm, vẩy nến, phát ban hay da đang có vết thương, bị cháy nắng hoặc bị kích ứng. Bạn cũng nên tránh chà da khô nếu da quá nhạy cảm. Nếu thấy da kích ứng sau khi chà, bạn hãy giảm bớt tần suất hoặc tránh hoàn toàn phương pháp này.
Tin tức liên quan
Tẩy tế bào da chết body – phương pháp làm đẹp không thể bỏ qua
Tẩy tế bào da chết body là một trong nhiều quy trình làm đẹp không thể thiếu để chăm sóc...
10 điều cần lưu ý nếu chị em gặp tình trạng da ngứa sau khi tắm
Chắc hẳn có không ít chị em đã và đang gặp tình trạng da ngứa sau khi tắm đúng chứ?...
Mụn lưng khiến bạn không tự tin, phải làm sao đây?
Mụn lưng không chỉ là nỗi lòng của các chị em phụ nữ mà còn cả với đấng mày râu....
Đâu là loại kem dưỡng ẩm tốt nhất dành cho làn da chị em phụ nữ
Trên thị trường hiện có hàng ngàn thương hiệu kem dưỡng ẩm dành cho phái đẹp. Nhưng đâu mới là...
Bài thuốc ngâm chân nước nóng: cải thiện tinh thần, xả stress,…
Ngâm chân nước nóng là bài thuốc dân gian được lưu truyền từ lâu đời với nhiều công dụng tuyệt...
Bí quyết làm sạch mụn đầu đen – cơn ác mộng của chị em
Những nốt mụn đầu đen “cứng đầu” là cơn ác mộng của tất cả mọi người. Làm thế nào để...
Average Rating